Nếu bạn đang chạy quảng cáo trên Zalo nhiều năm nhưng không mang lại hiệu quả, thì chắc chắn bạn chưa biết cách tối ưu quảng cáo zalo như thế nào. Để tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết, thketdoan.edu.vn sẽ chia sẻ nguyên nhân quảng cáo zalo không thành công và những kinh nghiệm quảng cáo Zalo. Hoặc bạn có thể tham khảo qua bảng chi phí quảng cáo Zalo hiện nay.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền
Rất nhiều bạn hiện nay đang chạy quảng cáo Zaloads gặp phải trường hợp đặt ngân sách 1.000.000 VNĐ, nhưng khi chạy tới 100.000 VNĐ thì bị ngưng lại. Đây được gọi là quảng cáo zalo không cắn tiền.
Lý do chính là:
1. Đặt ngân sách quảng cáo cao hơn số tiền trong tài khoản
Giả sử như tài khoản zalo bạn chỉ có 2.000.000 VNĐ, sau đó setup chiến dịch 4000 click với giá thầu 900đ/click. Vậy thì tổng chiến dịch sẽ là 3.600.000 VNĐ.
Nhưng tài khoản zalo của bạn không đủ số tiền đó, khi thực hiện chiến dịch tài khoản của bạn sẽ bị liệt vào danh sách không an toàn của Zalo. Từ đó, quảng cáo sẽ bị hạn chế phân phối.
2. CTR quá thấp
Chạy quảng cáo zalo khác với Facebook. Facebook sẽ được tính dựa vào lượt hiển thị, còn zalo tính dựa theo lượt nhấp. Vì vậy, khi quảng cáo của bạn xuất hiện nhiều trong thời gian đầu nhưng dần sau đó, bạn không được phân phối nữa thì lý do chính là CTR thấp.
Nếu quảng cáo phân phối rộng nhưng không được người dùng click vào và chỉ lướt qua xem, Zalo sẽ cho rằng mẫu quảng cáo không phù hợp với người dùng.
Với lý do như vậy, Zalo không thu được lợi nhuận gì từ bạn. Họ sẽ ngừng phân phối quảng cáo của bạn và chấp nhận không cắn tiền của bạn nữa.
3. Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ
Khi bạn setup xong chiến dịch quảng cáo nhưng vẫn thấy Ads không cắn tiền hoặc xuất hiện ít, thì chắc chắn rằng bạn đã đặt giá thầu thấp hơn đối thủ.
Không phải cứ đặt giá thầu tối thiểu là đủ. Nếu bạn muốn cạnh tranh với các đối thủ để giành vị trí xuất hiện tại bảng tin người dùng, bạn phải đặt giá thầu cao hơn họ mới có thể cạnh tranh.
4. Cách giải quyết như sau
- Điều chỉnh ngân sách quảng cáo
Bạn vào xem tài khoản của bạn có đủ số tiền chạy quảng cáo bạn đã setup hay không.
Nếu không đủ, bạn hãy nạp thêm hoặc có thể chênh lệch với ngân sách quảng cáo tối đa 20%.
- Tạo chiến dịch quảng cáo khác
Khi quảng cáo không hiệu quả do lỗi nội dung không phù hợp, thay vì ngồi điều chỉnh content thì bạn hãy setup chiến dịch quảng cáo mới trên zalo.
- Điều chỉnh giá thầu
Nếu rơi vào tình trạng này, bạn chỉ cần đặt lại giá thầu cao hơn đối thủ là được.
Tuy nhiên, quảng cáo của bạn có thể được phân phối bình thường nếu content bài viết phù hợp với người dùng.
Xem ngay: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Zalo hiệu quả nhất
Những kinh nghiệm quảng cáo Zalo hiệu quả
Trước khi chạy quảng cáo zalo, bạn bắt buộc phải có:
- Tài khoản Zalo Official Account: giống như Fanpage trên Facebook, bạn là quản trị viên để quản lý.
- Thẻ Visa/Master Card hoặc tài khoản ngân hàng: Thanh toán tiền Zalo.
1. Đối với Quảng cáo Zalo bằng website
Khi chạy bằng hình thức này, bạn phải đảm bảo rằng:
- Website phải đủ các thông tin sản phẩm, dịch vụ, chính sách, vận chuyển,…
- Video giới thiệu sản phẩm hoặc giới thiệu doanh nghiệp.
- Cài đặt công cụ Google Analytic để đo lường chiến dịch quảng cáo, theo dõi khách hàng.
- Đầy đủ các chức năng như nút gọi, đăng ký tư vấn để khách hàng dễ dàng liên lạc.
- Cài đặt chat trực tuyến với khách hàng.
- Test nhiều mẫu website khác nhau để xem cái nào phù hợp nhất.
2. Đối với quảng cáo Zalo Official Account
Bạn cần lưu ý các điều sau:
- Tên tài khoản cá nhân phải ngắn gọn hiển thị đầy đủ trên thiết bị điện thoại. Tên thể hiện được sản phẩm, dịch vụ.
- Cung cấp các thông tin sản phẩm, dịch vụ, website, hotline,…
- Phần mô tả thêm các câu kêu gọi người dùng quan tâm để nhận được một lợi ích nào đó.
- Gắn website, mục chat vào phần thiết lập menu.
- Ở phần lời chào, bạn nên chọn loại nhiều liên kết, mô tả cho những đối tượng có thể hỗ trợ, chèn link website vào phần link để tiện cho người dùng click vào.
- Mục trạng thái nên có lời kêu gọi quan tâm hoặc để số lượng người quan tâm.
3. Nội dung quảng cáo Zalo
Như bạn cũng biết, không chỉ quảng cáo Zalo mà quảng cáo tại nơi khác content và hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu như chiến dịch của bạn có nội dung không đặc sắc, hình ảnh chất lượng kém sẽ khiến cho người dùng cảm thấy không thu hút. Họ sẽ không click vào xem bài viết của bạn. Từ đó, CTR sẽ ngày càng giảm và phân phối quảng cáo trên zalo cũng chậm hơn.
Để cải thiện điều này, bạn phải:
- Chăm chút vào nội dung, sử dụng những câu chữ thú vị và thu hút.
- Thay đổi hình ảnh chất lượng, bắt mắt, kích thước tiêu chuẩn là 1200×675 pixels, hình đại diện là 300×300 pixels.
- Nên thay đổi content và hình ảnh sau một thời gian quảng cáo.
- Sử dụng lời kêu gọi trong content, hình ảnh.
- Đặt giá thầu từ thấp đến cao để tìm ra giá phù hợp. Khi bạn thấy CTR ngày càng giảm, thấp hơn 0.5%, bạn nên setup lại chiến dịch quảng cáo mới.
Cách đo lường hiệu quả quảng cáo Zalo
Để biết quảng cáo zalo đang chạy có thực sự hiệu quả và tối ưu hay không, bạn hãy dựa vào cột chỉ số CTR trong tài khoản quảng cáo.
CTR là số lượt click vào quảng cáo. Thường thì:
- CTR trung bình trong quảng cáo Zalo trong khoảng 0.7 – 0.9% là hoạt động ổn định.
- CTR cao từ 1% trở lên là quảng cáo hoạt động rất tốt, nội dung phù hợp với người dùng.
- CTR thấp hơn 0.7% là quảng cáo bị ngừng phân phối hoặc hạn chế xuất hiện tới khách hàng.
Cách tối ưu bài viết quảng cáo trên Zalo
“Content is King”
Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc bán hàng hoặc marketing. Để tối ưu quảng cáo zalo hiệu quả, nội dung của bạn đưa ra phải thật sự thu hút và hấp dẫn các khách hàng tiềm năng.
Sẽ như thế nào nếu bài viết của bạn thực sự thu hút?
Các khách hàng sau khi đọc bài viết của bạn, họ cảm nhận được những thứ bạn muốn truyền tải thông tin đến họ, họ tò mò và muốn biết rõ hơn về thông tin sản phẩm bạn chia sẻ. Vì thế, họ sẽ click vào bài viết để tìm hiểu rõ hơn về bạn. Như vậy bạn đã thành công trong việc tiếp cận khách hàng.
Khi bạn set chiến dịch, tại phần tùy chỉnh quảng cáo có 90 ký tự, bạn hãy chú thích nội dung quảng cáo ngắn gọn nhưng phải thật hấp dẫn.
Một số mẫu quảng cáo hay sử dụng là: Phương pháp học tập dành cho người bận rộn, Cách giảm cân cấp tốc trong 30 ngày….
Tại phần Mô tả, bao gồm 60 ký tự, nó gần giống với Tiêu đề. Vì vậy hãy tận dụng tối đa để thể hiện được công dụng hoặc tên sản phẩm.
Ví dụ: Bí quyết ghi nhớ từ vựng tiếng anh, Cách giảm cân an toàn và hiệu quả…
Xem thêm: Danh sách các hình thức quảng cáo Zalo phố biến hiện nay
1. Test quảng cáo
Khi bạn thực hiện một chiến dịch quảng cáo, mình nên khuyên bạn là hãy test thử nhiều quảng cáo cùng một lúc để xem bài nào hiệu quả hơn. Trước khi bắt đầu chạy, bạn hãy xác định được nhóm khách hàng mục tiêu sẽ phù hợp với kiểu content nào, xây dựng nội dung cho hợp lý.
Bạn hãy chạy 2,3 quảng cáo nhỏ cùng một thời điểm và target vào một nhóm đối tượng. Sau đó chạy thử xem bài quảng cáo nào sẽ hiệu quả hơn. Từ đó, chúng ta sẽ giữ lại bài quảng cáo có hiệu quả tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn đo lường được tỉ lệ CTR để đưa ra giải pháp tối ưu dễ dàng.
Nếu bạn thấy 1 bài quảng cáo có CTR cao nhưng lại không ra đơn, nhưng bài quảng cáo thấp thì lại cho nhiều đơn hơn, bạn cần phải xem lại điều này. Bạn hãy đổi content cho bài CTR thấp để có được hiệu quả tốt nếu 2 bài quảng cáo đều cùng sản phẩm.
2. Target đối tượng
Chọn đối tượng là một trong những yếu tố cần thiết để quyết định chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Nếu bạn chọn nhóm khách hàng mục tiêu hẹp, thì việc tiếp cận sẽ dẫn đến bị thu hẹp rất nhiều và giá quảng cáo sẽ tăng. Ngược lại, nếu bạn chọn đối tượng khá rộng, quảng cáo của bạn phải chạy rất nhiều chi phí để tiếp cận nhưng khó đạt được hiệu quả. Vì vậy, bạn phải đo lường thật chính xác yếu tố này để set chiến dịch.
Khi chạy quảng cáo trên Zalo, bạn sẽ được target khách hàng theo tệp SĐT có sẵn để tối ưu hiệu quả cao nhất. Bạn hãy tham gia vào các nhóm có liên quan đến sản phẩm của bạn, sau đó dùng công vụ quét một lượt để lấy được số lượng thông tin người dùng cần thiết.
Xem ngay: Danh sách những phần mềm Zalo Marketing hot nhất
3. Lựa chọn ngân sách hợp lý
Để phân phối quảng cáo zalo, bạn dựa vào 3 chỉ số sau đây:
- Giá click: Quảng cáo zalo được phân phối theo kiểu đấu giá. Vì vậy, bạn nên đặt giá cao hơn mức zalo đưa ra. Nếu giá cao, quảng cáo sẽ được phân phối nhiều hơn các đối thủ khác.
- Số lượng click: Nên đặt từ 500 trở lên. Nếu bạn đặt quá ít, quảng cáo sẽ không cắn tiền từ bạn.
- CTR: là chỉ số đánh giá lượt click vào bài viết quảng cáo. Nếu CTR > 1, quảng cáo được xem là đánh giá tốt, hữu ích với người dùng. Còn nếu CTR < 0.6, quảng cáo của bạn không hiệu quả.
Bạn nên lập ngân sách quảng cáo mỗi ngày để dễ kiểm soát chiến dịch. Khi bạn đặt toàn bộ chiến dịch, Zalo sẽ tự động phân phối quảng cáo đến khi nào hết hạn mức bạn đặt ra, cho dù bạn đặt lịch trong 1 tuần hay 1 tháng. Vì vậy, lập ngân sách quảng cáo hằng ngày là một điều cần thiết.
Ngoài ra, bạn nên set lịch chạy quảng cáo trong thời gian dài. Vì mỗi khi bạn muốn chỉnh sửa hay có vấn đề gì đó, zalo sẽ phải duyệt thêm một lần nữa. Điều này rất mất công cả 2 phía
4. Thời điểm đăng bài quảng cáo
Dù chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram hay zalo, việc chọn thời điểm đăng bài quảng cáo thật sự rất có lợi. Khi bạn đăng bài quảng cáo ngay thời điểm nhiều người sử dụng ứng dụng, bạn sẽ có nhiều cơ hội tăng lượt tiếp cận bài viết hơn.
Thời điểm vàng để đăng bài phù hợp là: 7h30 – 10h30, 15h – 18h, 19h – 23h.
Kết luận
Như vậy, mình đã chia sẻ những kinh nghiệm quảng cáo zalo cho các bạn đang chạy không hiệu quả. Bạn hãy tham khảo và rút ra được những thông tin cần thiết cho chiến dịch của bạn. Chúc các bạn thành công!